Cận thị là một tật khúc xạ ở mắt, thường gặp thấy ở các lứa tuổi học sinh, sinh viên hay những người thường xuyên làm việc với thiết bị điện tử…. Khi bị cận thị, bạn sẽ gặp không ít khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày, mắt bạn phải cố gắng điều tiết để có thể nhìn rõ các vật thể ở xa. Vậy đâu là nguyên nhân gây cận thị, cách khắc phục cận thị hãy cùng Việt Nhật Optic tìm hiểu trong bài viết này nhé!
1. Cận thị là gì?
Cận thị là tật khúc xạ mà mắt có thể nhìn rõ các vật ở gần nhưng khó khăn khi nhìn các vật ở xa. Do hình ảnh quan sát được hội tụ trước võng mạc, vì vậy khi người cận thị nhìn vật ở xa thường không rõ hình ảnh, phải nheo mắt lại.
Phân loại mức độ của cận thị:
- Cận thị nhẹ: Độ cận dao động từ -0.25 đến -3 diop.
- Cận thị trung bình: Độ cận từ -3.25 đến -6 diop.
- Cận thị nặng: Độ cận trên -6.25 đến -10.0 diop.
2. Nguyên nhân gây cận thị
Cấu tạo của mắt có hệ thấu kính bao gồm giác mạc và thể thủy tinh.
- Giác mạc: nằm phái trước bề mặt của mắt, là lớp mô mỏng, trong suốt.
- Thể thủy tinh: là một loại thấu kính trong suốt với hai mặt cong, nằm phía sau mống mắt, đóng vai trò điều chỉnh ánh sáng, cho phép ánh sáng đi qua và tập trung vào võng mạc, giúp chúng ta nhìn thấy mọi thứ.
Ở người bình thường, ánh sáng sau khi khúc xạ qua giác mạc và thể thủy tinh sẽ hội tụ ngay tại võng mạc. Cuối cùng, thông qua các tế bào thụ cảm và thần kinh thị giác sẽ giúp não bộ nhận biết được hình ảnh giống với thế giới bên ngoài. Sự bất thường về hình dạng của giác mạc, thể thủy tinh sẽ gây ra các tật khúc xạ.
Ở người cận thị, ánh sáng không tập trung tại võng mạc mà tập trung phía trước võng mạc. Nguyên nhân chính gây cận thị là do giác mạc bị cong quá mức hoặc thể thủy tinh quá phồng. Vì thế, người cận thị nhìn xa mờ hoặc kém.
- Sự bất thường về cấu tạo của giác mạc và thể thủy tinh đến từ các nguyên nhân gây ra cận thị dưới đây:
+ Yếu tố di truyền: Bố mẹ bị cận thị khả năng con cái cũng bị cận thị. Trong nhiều trường hợp, bố mẹ cận thị nhưng con cái không bị cận. Do đó, yếu tố di truyền chỉ là một trong những nguyên nhân nhỏ gây cận thị
+ Sử dụng các thiết bị điện tử kéo dài: những năm trở lại đây, tỉ lệ mắc cận thị ngày càng cao. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng ánh sáng xanh từ các thiết bị: tivi, máy tính, điện thoại… gây hại cho mắt (thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể…). Sử dụng máy tính hoặc thiết bị thông minh trong thời gian dài có nguy cơ mắc bệnh cận thị cao hơn.
+ Thời gian ngoài trời: trẻ em thường xuyên vận động ngoài trời ít bị cận thị hơn so với trẻ ở nhiều trong nhà. Những người ở trong nhà nhiều hơn và ít ra ngoài trời có nguy cơ cao bị cận thị
+ Hoạt động nhìn gần: ngồi học, làm việc không đúng tư thế, mắt phải hoạt động nhìn gần trong thời gian dài cũng là một trong những nguyên nhân gây cận thị.
3. Dấu hiệu, triệu chứng của cận thị
Những triệu chứng thường thấy ở người tật khúc xạ cận thị:
- Nhìn mờ khi nhìn các vật ở xa: Khó khăn khi quan sát các vật thể ở khoảng cách xa, không nhìn rõ, bị nhòe và phải nheo mắt liên tục.
- Mỏi mắt, nhức đầu, căng tức mắt
- Dụi mắt, chớp mắt thường xuyên: Do không nhìn rõ các vật thể ở xa nên mắt phải điều tiết liên tục hoặc phải đưa vật thể gần sát mắt để nhìn.
- Khó nhìn khi lái xe, đặc biệt vào ban đêm, nơi thiếu ánh sáng.
4. Phòng tránh cận thị hiệu quả
Khi bị cận thị, người bệnh không nên tự ý chữa cận thị tại nhà bằng các phương pháp dân gian, thiếu khoa học có thể gây hại cho mắt.
Dưới đây là 5 cách để phòng tránh cận thị an toàn, bạn đọc tham khảo:
- Dành thời gian cho mắt nghỉ ngơi: Những người làm việc gần mắt nhiều, như đọc sách, viết, hay sử dụng máy tính, dân văn phòng sẽ có khả năng cao bị cận thị. Các bác sĩ Nhãn khoa khuyến cáo, cứ sau 20 phứt học tập, làm việc nên cho mắt nghỉ ngơi 20 giây.
- Học tập, làm việc trong môi trường có đủ ánh sáng: không đọc sách, báo khi đi tàu xe, xem điện thoại trong bóng tối… Chú ý giữ khoảng cách an toàn giữa mắt và vật làm việc, khoảng 30-40 cm.
- Đối với trẻ nhỏ, bố mẹ nên kiểm soát thời gian con sử dụng các thiết bị thông minh
- Tăng cường các hoạt động ngoài trời: Nên dành ít nhất 2 tiếng mỗi ngày để ra ngoài trời, đặc biệt là khi còn nhỏ. Đừng quên đeo kính râm và bôi kem chống nắng để bảo vệ mắt và da.
- Khám mắt định kỳ 6 tháng/ lần giúp phát hiện sớm các bệnh, tật về mắt.
- Bổ sung thực phẩm tốt cho mắt (Vitamin A, dầu cá, rau xanh, omega 3,6) và có chế độ sinh hoạt lành mạnh.
Đôi mắt rất cần được chăm sóc cẩn thận, khi phát hiện có khả năng bị cận hãy đến thăm khám tại bệnh viện chuyên khoa về mắt để được tư vấn và đo thị lực chính xác, tránh tăng độ cận thị nhanh và nghe tư vấn về nguyên nhân gây ra cận thị và cách thay đổi để có lối sống lành mạnh hơn.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về cận thị, nguyên nhân và cách phòng tránh cận thị, bạn vui lòng liên hệ số hotline 0965 404 822 để được hỗ trợ tư vấn và giải đáp. Trường hợp bạn đang gặp tình trạng thị lực kém hãy đến Kính mắt QT Việt Nhật để được các bác sĩ, KTV giàu kinh nghiệm chuyên môn cao kiểm tra thị lực, chuẩn đoán và điều trị kịp thời.
Cs1: Số 69 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội
Cs2: Số 225 Hà Kế Tấn, Hoàng Mai, Hà Nội