NGUYÊN NHÂN GÂY NHƯỢC THỊ

Kính Mắt Quốc Tế Việt Nhật- Sáng cùng thị lực Việt!

8:00 AM - 22:00 PM

NGUYÊN NHÂN GÂY NHƯỢC THỊ

 

Biết được nguyên nhân gây nhược thị sẽ giúp người bệnh có phương pháp điều trị và hồi phục thị lực.

I. Nhược thị là gì?

Nhược thị là tình trạng giảm thị lực ở một hoặc hai mắt hoặc có sự khác biệt thị lực giữa hai mắt trên hai hàng sau khi đã điều chỉnh kính tối ưu hoặc điều trị được nguyên nhân, có thể là nhược thị cơ năng hoặc nhược thị thực thể.

II. Phân loại nhược thị theo mức độ

Nhược thị (mắt lười) gồm 3 mức độ:

1. Nhược thị nhẹ

Tầm nhìn của mắt từ 20/40 đến dưới 20/30 được chẩn đoán là nhược thị nhẹ. Nghĩa là người bệnh vẫn có thể nhìn thấy dòng thứ 5 và 6 trong bảng đo thị lực.

2. Nhược thị trung bình

Tầm nhìn của mắt từ 20/200 đến 20/50 được chẩn đoán là nhược thị trung bình. Lúc này người bệnh chỉ nhìn được 4 dòng trên cùng trong bảng đo thị lực.

3. Nhược thị nặng

Tầm nhìn của mắt dưới 20/200 được chẩn đoán là bệnh nhược thị nặng. Người bệnh có tầm nhìn kém, không thể thấy bảng đo thị lực.

III. Nguyên nhân nhược thị

1. Nhược thị do tật khúc xạ

Tật khúc xạ là nguyên nhân gây nhược thị phổ biến nhất. Cận thị, viễn thị, loạn thị đều có thể gây nhược thị nếu không được chỉnh kính. Trong đó viễn thị là nguyên nhân gây nhược thị nhiều hơn là cận thị. 

Nhược thị do tật khúc xạ

Tật khúc xạ là nguyên nhân gây nhược thị hay gặp trên mắt có tật khúc xạ cao, đặc biệt trên những mắt viễn thị trên 6 điop, với loạn thị thường trên 2,5 điop và cận thị trên 5-6 điop.

Lệch khúc xạ: cũng là nguyên nhân gây nhược thị hay gặp do tình trạng khúc xạ hai mắt khác nhau làm cho hình ảnh của mắt có tật khúc xạ cao hơn bị mờ. Nhược thị xuất hiện nhiều khi lệch hai mắt khúc xạ trên 1,5 độ với mắt viễn thị, lệch trên 2 độ với loạn thị và lệch  3 độ với mắt cận thị.

2. Nhược thị do lác mắt

Nguyên nhân gây nhược thị do lác mắt. Lác mắt là tình trạng 2 mắt không nằm thẳng hàng với nhau. Đôi mắt của chúng ta thường di chuyển cùng lúc. Vì vậy, nếu 1 trong 2 mắt di chuyển không khớp với mắt còn lại thì, bộ não điều chỉnh thị lực ảnh hưởng luôn cả bên mắt còn lại. 

Lác là hiện tượng thường gặp ở trẻ em và là một trong những nguyên nhân chính gây nhược thị. Lác trong thường gây nhược thị hơn lác ngoài.

3. Những bất thường khác gây cản trở thị giác

Bất kỳ bất thường nào ở trẻ nhỏ gây cản trở thị giác có thể là nguyên nhân gây nhược thị do não không thể tạo lập được đường dẫn truyền thị giác. Chẳng hạn như bị đục thủy tinh thế  ở một mắt hoặc giác mạc bị sẹo, sụp mi, di chứng màng đồng tử, tổn hại dịch kính…

Đục thủy tinh thể bẩm sinh

Đục thủy tinh thể bẩm sinh ngăn cản ánh sáng đi vào mắt kích thích võng mạc do đó gây nhược thị. Đây là một bệnh lý phức phức tạp thường cần phẫu thuật sớm để giảm nguy cơ nhược thị.

Sẹo giác mạc

Trẻ nhỏ có thể bị sẹo đục giác mạc do bất thường bẩm sinh hoặc mắc phải sau viêm loét giác mạc,... Tương tự như trường hợp đục thủy tinh thể, sẹo giác mạc nặng ngăn cản ánh sáng đi vào mắt kích thích võng mạc nên có thể là nguyên nhân gây ra nhược thị.

Tồn lưu dịch kính nguyên thủy

Là tình trạng động động mạch dịch kính không thoái triển hoàn toàn sau sinh mà hình thành một đám xơ đục phía sau thể thủy tinh hoặc trong buồng dịch kính khiến trẻ bị giảm thị lực. Nếu không được điều trị sớm, trẻ có thể có nguy cơ bị nhược thị.

4. Di truyền

Nếu trong gia đình từng có người mắc nhược thị, khả năng con sinh ra có nguy cơ mắc nhược thị cao hơn so với những đứa trẻ khác. 

Yếu tố di truyền có thể ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của mắt, gây ra những bất thường bẩm sinh của giác mạc, dịch kính hoặc võng mạc là nguyên nhân gây ra nhược thị.

5. Các nguyên nhân bệnh lý khác

Một số bệnh lý khác cũng có thể gây cản trở trục quang học thị giác dẫn đến nhược thị như: sụp mi, di chứng màng đồng tử, bệnh võng mạc mạc trẻ đẻ non, nhiễm ký sinh trùng võng mạc, chấn thương mắt,...

Chấn thương mắt cũng là một nguyên nhân gây nhược thị do tạo ra các tổn thương như sẹo giác mạc, đục thể thủy tinh, sẹo hắc võng mạc

IV. Biến chứng mắt nhược thị

Nhược thị làm giảm thị lực, độ nhạy tương phản, độ sắc nét, biến dạng không gian, khó tương tác với không gian và khả năng phát hiện đường viền bị suy giảm. 

Bệnh nhân nhược thị sẽ bị suy giảm thị lực và xuất hiện tình trạng hai mắt hoạt động bất thường. Mắt bị nhược thị có khả năng không thể hồi phục trong suốt phần đời còn lại. 

Trẻ nhược thị cũng gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt và học tập. Biến chứng khác của nhược thị là tình trạng lác mắt ngày càng trầm trọng hơn do khả năng kết hợp hai mắt suy yếu. 

Người bị nhược thị gặp khó khăn trong sinh hoạt, làm việc

V. Nhược thị có chữa được không?

Tùy theo nguyên nhân gây nhược thị mà nhược thị có thể điều trị được. Ở trẻ nhỏ, nhược thị có khả năng hồi phục nhanh hơn so với lứa tuổi thanh, thiếu niên và người lớn.

Vì vậy, ngay khi trẻ có dấu hiệu bất thường về thị lực, phụ huynh nên đưa trẻ đi kiểm tra thị lực để sớm phát hiện và có phương pháp điều trị kịp thời.

 

Kiểm tra thị lục cho trẻ thường xuyên nhằm sớm phát hiện các tật khúc xạ, có thể là nguyên nhân gây nhược thị

Kính mắt QT Việt Nhật với kinh nghiệm khám, tư vấn thị lực cho hàng ngàn đôi mắt trẻ em mỗi năm là điểm đến tin cậy của các bậc phụ huynh trên địa bàn Thủ đô. Tại đây, trẻ được đo thị lực miễn phí nhằm phát hiện các tật khúc xạ. Cha mẹ có nhu cầu vui lòng liên hệ Hotline 02462357509 để được tư vấn và đặt lịch đo thị lực cho trẻ.

 

2019 @ KÍNH MẮT QUỐC TẾ VIỆT NHẬT

0965404822

Zalo
Hotline