NHƯỢC THỊ VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Kính Mắt Quốc Tế Việt Nhật- Sáng cùng thị lực Việt!

8:00 AM - 22:00 PM

NHƯỢC THỊ VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

1.    Nhược thị là gì?

Nhược thị là tình trạng giảm thị lực ở một hoặc hai mắt hoặc có sự khác biệt thị lực giữa hai mắt trên hai hàng sau khi đã điều chỉnh kính tối ưu hoặc điều trị được nguyên nhân, có thể là nhược thị cơ năng hoặc nhược thị thực thể.

Nhược thị gây giảm thị lực thường gặp ở trẻ em với tỉ lệ là 1- 4%. Nhược thị thường ở một bên mắt nhưng cũng có khi xuất hiện ở cả hai mắt.

Đa số các trường hợp nhược thị đi kèm lác (thường là lác trong), một số kèm theo chênh lệch khúc xạ hai mắt hay phối hợp cả lác và chênh lệch khúc xạ.

Nhược thị thường đi kèm lác trong

2.    Phân loại nhược thị

2.1.  Nhược thị một mắt và nhược thị hai mắt

Nhược thị ở một mắt thường xuất hiện nhiều hơn nhược thị ở cả hai mắt.

2.2. Nhược thị cơ năng và nhược thị thực thể

- Nhược thị cơ năng: khi mắt có giảm thị lực nhưng không tìm thấy nguyên nhân thực thể. Nhược thị cơ năng thường có thị lực nhìn gần tốt hơn nhìn xa.

- Nhược thị thực thể: thị lực giảm có kèm theo các nguyên nhân thực thể.

2.3. Phân loại nhược thị theo nguyên nhân

a. Các bệnh do cản trở trục quang học thị giác

Nhóm nguyên nhân thường gây ra nhược thị mức độ nặng và khó điều trị nhất. Nguyên nhân phổ biến thường là do đục thủy tinh thể bẩm sinh, sẹo đục giác mạc, sụp mi bẩm sinh, đục dịch kính….

b. Nhược thị do lác

Đây là nguyên nhân thường gặp nhất gây nhược thị, , xuất hiện ở khoảng 50% trẻ bị lác trong bẩm sinh. Mức độ nhược thị do lác có thể từ trung bình cho đến nặng, trong một số trường hợp thị lực có thể dưới mức 20/200.

c. Do ảnh không rơi trên võng mạc

-  Nhược thị do tật khúc xạ: hay gặp trên mắt có tật khúc xạ cao, đặc biệt trên những mắt viễn thị trên 6 điop, với loạn thị gthuowngf trên 2,5 điop và cận thị trên 5-6 điop.

-   Nhược thị do lệch khúc xạ: cũng là nguyên nhân hay gặp do tình trạng khúc xạ hai mắt khác nhau làm cho hình ảnh của mắt có tật khúc xạ cao hơn bị mờ. Nhiều nghiên cứu cho thấy nhược thị xuất hiện nhiều khi lệch hai mắt khúc xạ trên 1,5 độ với mắt viễn thị, lệch trên 2 độ với loạn thị và lệch  3 độ với mắt cận thị.

d.    Nhược thị do nhiều nguyên nhân phối hợp

2.4. Phân loại nhược thị theo mức độ

- Nhược thị nhẹ: khi thị lực từ 20/40 đến 20/30

- Nhược thị trung bình: khi thị lực từ 20/200 đến 20/50

- Nhược thị nặng: khi thị lực dưới 20/200

3. Triệu chứng của nhược thị

Nhược thị có thể biểu hiện như

- Nhìn mờ một hoặc cả hai mắt

- Mỏi mắt

- Có thể kèm theo lác, sụp mi

- Giảm thị lực: ở một mắt hoặc cả hai mắt sau khi đã được điều chỉnh kính hoặc chênh lệch thị lực ở hai mắt từ hai hàng trở lên.

- Lác mắt

- Hiện tượng đám đông: người bệnh đọc từng chữ rời rạc dễ hơn đọc cả hàng.

4.    Điều trị nhược thị

Khi điều trị nhược thị, cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Giải quyết triệt để các nguyên nhân gây nhược thị (nếu có).

- Hạn chế sử dụng mắt lành

- Kích thích và tạo điều kiện cho mắt nhược thị được sử dụng để có thể phát triển thị giác bình thường.

Giai đoạn 1 - Chỉnh kính:Nhược thị chỉ được chẩn đoán sau khi cho trẻ đeo kính nhưng thị lực không tăng. Lúc này, trẻ được đeo kính đúng số để mắt đạt thị lực tối đa. Có thể sử dụng kính gọng, kính tiếp xúc, kính nội nhãn để điều trị tật khúc xạ của trẻ.

Giai đoạn 2 - Gia phạt và kích thích thị giác: Sử dụng các phương pháp khác nhau để làm mờ mắt không nhược thị. Trong thời gian gia phạt, trẻ cần được kích thích thị giác mắt nhược thị bằng các bài tập hoặc các hoạt động kích thích thị giác khác như: vẽ tranh, tô màu, nhặt hạt,...

 Giai đoạn 3 - Chỉnh lác (nếu có): Bằng các bài tập thị giác, lăng kính, phẫu thuật. Giai đoạn 2 và 3 có thể linh hoạt, thay đổi vị trí trong một số trường hợp.

Giai đoạn 4 - Hoàn thiện chức năng thị giác hai mắt: Trẻ được khám, cung cấp các bài tập thị giác hai mắt để các vấn đề về thị giác hai mắt còn lại được hồi phục. Trẻ có chức năng mắt như một trẻ được phát triển mắt bình thường.

5.    Lời khuyên dành cho người nhược thị

Điều trị nhược thị càng sớm thì khả năng phục hồi thị lực của mắt càng tốt. Nhiều nghiên cứu cho thấy nhược thị do lác có thể hồi phục nếu được điều trị trước 6 tuổi.

Cần tái khám đúng lịch trong quá trình điều trị nhược thị. Ở mỗi giai đoạn, nhược thị sẽ được điều trị bằng một phương pháp khác; mỗi độ tuổi sẽ được tái khám theo các chu kỳ khác nhau. Vì vậy, cần chú ý cho trẻ tái khám đúng lịch để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.

Cần tuân thủ tốt quy trình điều trị.

Kiểm tra thị lực mắt định kì cho trẻ để sớm phát hiện và điều trị nhược thị.

 

 

2019 @ KÍNH MẮT QUỐC TẾ VIỆT NHẬT

0965404822

Zalo
Hotline