1. Nguyên nhân gây viêm giác mạc ở trẻ
Viêm giác mạc là bệnh lý thâm nhiễm viêm tế bào giác mạc. Đây là một bệnh lý về mắt khá phổ biến, thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Do còn non nớt, sức đề kháng chưa cao nên trẻ em thường là các đối tượng bị các yếu tố vi khuẩn, mầm bệnh truyền nhiễm. Điều đó gây cảm giác khó chịu cho trẻ, khiến chúng quấy khóc. Nếu không chữa trị nhanh chóng, trẻ có thể bị mù lòa do những biến chứng nghiêm trọng.
Nguyên nhân gây viêm giác mạc ở trẻ có thể chia thành 2 loại
Viêm giác mạc ở trẻ do nhiễm trùng
- Nhiễm trùng mắt có thể do nguyên nhân từ vi khuẩn, vi rút, dị ứng, các vi sinh vật khác và xảy ra ở một hay cả hai mắt. Trong đó, chủ yếu là các loại virut Herpes, Zona, Adenovirus…
- Nhiễm khuẩn từ trong bụng mẹ do vỡ nước ối cũng là một nguyên nhân của viêm giác mạc.
- Điều kiện vệ sinh: đặc biệt là nước. Vi khuẩn, mầm bệnh có trong nước nóng trong bồn tắm, khi tiếp xúc với mắt sẽ làm cho giác mạc bị viêm.
Viêm giác mạc ở trẻ không do nhiễm trùng
Những chấn thương do tác động bên ngoài, bao gồm cả bụi bẩn tạo ra các vết xước trên bề mặt giác mạc làm cho vi khuẩn có điều kiện thâm nhập vào giác mạc và gây ra viêm. Ở trẻ em, phụ huynh cần đặc biệt lưu ý nguyên nhân này, do trẻ chưa có ý thức trong việc bảo vệ mắt khỏi các tác nhân bên ngoài.
2. Trẻ nào có nguy cơ mắc viêm giác mạc?
Trẻ sơ sinh có nguy cơ mắc viêm giác mạc cao do tác nhân là HSV – II, vốn là tác nhân nhiễm trùng thường gặp.
Trẻ thường đeo kính áp tròng, đeo không đúng cách hoặc đeo kính quá lâu, không vệ sinh tay và áp tròng trước khi đeo… dễ mắc bệnh viêm giác mạc.
Ngoài ra, còn một số nguy cơ gây bệnh viêm giác mạc ở trẻ, cha mẹ cần lưu ý như:
+ Trẻ thiếu vitamin A
+ Trẻ bị khô mắt, hở mi
+ Trẻ bị suy giảm miễn dịch tại mắt
Tìm hiểu thêm: Viêm giác mạc có thể chữa khỏi không?
Cảnh giác với biến chứng của viêm giác mạc
3. Triệu chứng viêm giác mạc ở trẻ
- Cảm giác cộm mắt, nhức mắt: Mắt đau nhức nhối âm ỉ, từng lúc dội lên, bất cứ một tác động nào cũng làm tăng cảm giác đau.
- Mắt không mở to được, đỏ và sưng tấy mắt, chảy nước mắt liên tục và có gỉ mắt kèm theo,…
- Cảm thấy sợ ánh sáng: Khi gặp ánh sáng luôn nhắm nghiền mắt lại, không dám mở mắt.
- Bị chảy nước mắt: Khi mở mắt nước mắt sẽ chảy giàn giụa.
- Thị lực giảm.
- Giác mạc có đốm trắng đục, vùng kết mạc đỏ quanh vùng rìa (nhìn vào lòng đen mắt có đốm trắng đục, lòng trắng thì đỏ mắt)
4. Điều trị viêm giác mạc ở trẻ em
- Dựa vào nguyên nhân hoặc tình trạng viêm giác mạc sẽ có cách điều trị khác nhau.
- Sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt chống viêm để điều trị hiệu quả nhiễm trùng đối với những trẻ sơ sinh bị viêm giác mạc còn ở tình trạng nhẹ.
- Các trường hợp nặng hơn có thể sử dụng thêm thuốc kháng sinh ở dạng tiêm, dung dịch nhưng cần cẩn thận và có chỉ định của bác sĩ.
Vì đối tượng trẻ sơ sinh rất nhạy cảm và non nớt, mỗi sự sai phạm đều có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng về sau nên các bậc phụ huynh chú ý không tự ý điều trị mà cần được khám hoặc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
- Một số lưu ý khi điều trị viêm giác mạc cho trẻ:
- Không nên băng kín mắt vì đó là điều kiện các vi sinh vật phát triển mạnh hơn
- Tránh dụi mắt hay vật thể tác động đến mắt
- Không đeo kính áp tròng trong thời gian điều trị
- Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính…
- Đeo kính râm bảo vệ mắt khỏi khói bụi, tia Uv…
- Giữ gìn khăn lau sạch sẽ, sử dụng khăn mềm vệ sinh cá nhân cho trẻ. Không dùng chung khăn với người khác
5. Phòng tránh viêm giác mạc cho bé
Một số biện pháp phòng ngừa viêm giác mạc ở trẻ em:
- Đeo kính áp tròng đúng cách, không dùng kính áp tròng cho trẻ nếu không thật sự cần thiết. Kính áp tròng cần đươc ngâm trong dung dịch ngâm áp tròng( nếu không sử dụng). Cần vệ sinh tay và giữ kính áp tròng sạch sẽ khi đeo. Thời gian đeo kính áp tròng tối đa không quá 8 tiếng/ ngày.
- Giữ gìn vệ sinh tay sạch sẽ, cha mẹ dạy trẻ rửa tay thường xuyên và đúng cách vói xà phòng khử khuẩn. Hạn chế chạm tay lên vùng mắt, không đưa tay dụi mắt. Trẻ bị cộm mắt, bụi bay vào mắt nên vệ sinh bằng dung dịch vệ sinh mắt.
- Đội mũ, đeo kính râm khi ra ngoài nắng. Không cho trẻ đến những khu vực ô nhiễm, nhiều khói bụi, hóa chất. Không để trẻ bơi trong vùng nước ô nhiễm, không được xử lý đúng cách.
- Bổ sung đầy đủ chất dịnh dưỡng cho trẻ, đặc biệt là các chất tốt cho mắt như vitamin A, đạm... Có thời gian cho mắt nghỉ ngơi sau giờ học tập, làm việc. Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời, hạn chế xem ti vi, điện thoại, máy tính.
- Thăm khám mắt định kỳ nhằm phát hiện sớm các vấn đề về thị lực. Bên cạnh đó, nếu trẻ than phiền về các triệu chứng như đỏ mắt, ngứa, chảy nước mắt, cần đưa đi khám ngay.
- Không dùng chung khăn mặt, đồ dùng cá nhân với người bị bệnh về mắt.