Đau mắt đỏ có lây không? Điều trị đau mắt đỏ bao lâu thì khỏi?

Kính Mắt Quốc Tế Việt Nhật- Sáng cùng thị lực Việt!

8:00 AM - 22:00 PM

Đau mắt đỏ có lây không? Điều trị đau mắt đỏ bao lâu thì khỏi?

Bệnh đau mắt đỏ thực chất  có tên là viêm kết mạc, là bệnh thường gặp, gây ảnh hưởng trực tiếp tới thị lực và cảm giác khó chịu cho người bệnh.

Vậy đau mắt đỏ có lây không? Nhìn người bị bệnh đau mắt đỏ sẽ bị lây bệnh? Các con đường lây truyền của bệnh và điều trị như thế nào?

 1. Triệu chứng của đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai bên mắt. Những triệu chứng của đau mắt đỏ rất dễ nhận biết, bao gồm:

  • Lòng trắng mắt chuyển sang màu hồng hoặc đỏ.
  • Cảm giác nóng rát, ngứa, cộm xuất hiện một bên mắt và sau vài ngày, lan sang mắt còn lại.
  • Chảy nước mắt nhiều, rỉ dịch ở một hoặc hai mắt;
  • Mi mắt sưng nhẹ, hơi đau, kết mạc sưng phù, đỏ
  • Mắt nhạy cảm, khó chịu, tăng tiết dịch và nước mắt khi tiếp xúc với ánh sáng.
  • Nếu đau mắt đỏ do virus Adenovirus gây ra có thể xuất hiện thêm triệu chứng nóng sốt, ho, đau họng, sổ mũi, nhức mỏi,… 

2. Đau mắt đỏ có lây không?

Đau mắt đỏ có thể xảy ra với tất cả mọi người, cả trẻ em, người lớn hay người già. Bệnh thường xuất hiện mạnh nhất khi giao mùa từ hè sang thu. Đau mắt đỏ là bệnh dễ lây lan. Trong nhà chỉ cần một người đau mắt đỏ thì hầu như các thành viên còn lại cũng bị theo. Nếu không được kiểm soát hiệu quả, bệnh có thể lây lan rộng và phát triển thành dịch. 

3. Đau mắt đỏ lây qua đường nào?

Biết được các con đường lây lan của bệnh đau mắt đỏ, chúng ta sẽ có cách phòng tránh lây nhiễm cho bản thân và những người xung quanh. Dưới đây là các con đường lây lan của đau mắt đỏ.

-        Đau mắt đỏ lây qua đường hô hấp: trò chuyện hay đứng gần người bệnh và người bệnh hắt xì, ho làm văng giọt nước bọt và nước mũi ra ngoài không khí. 

-        Đau mắt đỏ do dùng chung khăn mặt, kính mắt, áp tròng với người bệnh

-        Lây qua không khí, ruồi, nhặng…

-        Sử dụng nguồn nước công cộng dễ bị nhiễm mầm bệnh (ao, hồ, bể bơi)

-        Thói quen dùng tay dụi mắt, sờ vào mũi, ngậm vào miệng…

Dân gian quan niệm nhìn vào người bị đau mắt đỏ sẽ lây bệnh. Đây là quan niệm sai lầm và không có cơ sở khoa học. 

4. Đau mắt đỏ chữa bao lâu thì khỏi?

Đau mắt đỏ thường không nghiêm trọng, ít để lại di chứng về sau. Tuy nhiên, nếu người bệnh chủ quan không điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ảnh hưởng đến giác mạc làm giảm thị lực. Hơn nữa, đau mắt đỏ có thể gây ra một số biến chứng khác nếu bệnh kéo dài hoặc điều trị không đúng cách. Với trẻ em và người lớn, bệnh gây viêm, loét giác mạc và thậm chí dẫn đến mù lòa.

Vậy đau mắt đỏ chữa bao lâu sẽ khỏi? Trung bình sau khi điều trị 3 ngày mắt sẽ hết đỏ và đau, nhưng để khỏi hẳn bệnh nhân phải dùng thuốc từ 7 – 10 ngày.

Trong vòng một tuần sau khi hết bệnh, bệnh vẫn có khả năng lây cho người khác. Ở người không có miễn dịch trọn đời với bệnh nên một người có thể mắc đau mắt đỏ nhiều lần.

5. Đau mắt đỏ nên ăn gì, kiêng gì?

Người bệnh đau mắt đỏ ngoài việc cần đi khám bác sĩ, vệ sinh mắt thường xuyên thì cần có chế độ ăn uống hợp lý. Chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, nhiều vitamin… sẽ giúp cơ thể có đủ sức đề kháng chống lại các virus, vi khuẩn đang tấn công cơ thể gây đau mắt đỏ. Ngược lại, nếu bạn ăn uống không đủ chất lúc bị bệnh sẽ khiến tình trạng đau mắt đỏ lâu hồi phục hơn, thậm chí ảnh hưởng hoặc hình thành những bệnh khác.

Dưới đây là một số thực phẩm người bị đau mắt đỏ nên bổ sung trong quá trình mắc bệnh;

-        Vitamin A: cá, gan động vật, bí ngô, rau màu xanh đậm, ớt chuông xanh, khoai lang, các sản phẩm từ sữa,…

-        Vitamin B: trứng, thịt gà, cá hồi, gan động vật, nấm, các loại đậu, hạt,…

-        Vitamin C: dâu tây, ổi, cam, xoài, kiwi, đu đủ, ớt chuông, cải xanh,…

-        Vitamin K: trứng, dưa chuột, cà rốt, măng, cần tây, bông cải xanh, rau xà lách,…

Ngược lại, nếu bạn ăn uống không đủ chất hoặc một số thực phẩm cần kiêng lúc bị bệnh sẽ khiến tình trạng đau mắt đỏ lâu hồi phục hơn, thậm chí ảnh hưởng hoặc hình thành những bệnh khác. Người bị bệnh đau mắt đỏ nên kiêng các thực phẩm có mùi tanh (cá, tôm, cua, ốc), không sử dụng chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá, đồ uống có gas), món ăn có tính nóng (tỏi, ớt, gừng, thịt chó, thịt dê, thịt bò…), rau muống, mỡ động vật

6.  Phòng tránh bệnh đau mắt đỏ

- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, tránh lấy tay dụi mắt

- Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh mắt sạch sẽ.

- Nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý hoặc nước nhỏ mắt 

- Không dùng chung khăn mặt, mỗi người nên có một chiếc khăn mặt riêng.

- Tránh để các loại hóa chất như sữa tắm, dầu gội,... dây vào mắt

- Hạn chế trang điểm cho mắt cũng như đeo kính áp tròng. Nếu trang điểm, bạn cần sử dụng mỹ phẩm chất lượng và tẩy trang ngay sau khi về nhà. Nếu dùng kính áp tròng, luôn vệ sinh kính trước và sau mỗi lần sử dụng.

- Đeo kính râm khi ra ngoài, đặc biệt là khi di chuyển dưới trời nắng hoặc môi trường nhiều khói bụi.

- Đeo khẩu trang, nhất là khi ở nơi đông người hoặc trong thang máy, khu vực có không gian chật hẹp. 

 



 

2019 @ KÍNH MẮT QUỐC TẾ VIỆT NHẬT

0965404822

Zalo
Hotline