1. Đau mắt đỏ là gì?
Đau mắt đỏ là tình trạng lớp màng trong suốt trên bề mặt nhãn cầu và kết mạc mi bị viêm nhiễm với triệu chứng đặc trưng là đỏ mắt. Bệnh thường xuất hiện vào thời điểm chuyển giao giữa mùa hè sang thu, khởi phát đột ngột, ban đầu có thể xuất hiện ở một mắt sau đó lây sang mắt còn lại.
Đau mắt đỏ nếu không được điều trị kịp thời có nguy cơ bùng phát thành dịch. 8 tháng đầu năm 2023, TP.HCM ghi nhận tới 63.309 ca bệnh đau mắt đỏ, tăng 15,38% so với cùng kỳ năm 2022. Đáng báo động khi đến 1.001 ca có biến chứng viêm giác mạc, loét giác mạc, suy giảm thị lực, bội nhiễm…
2. Nguyên nhân đau mắt đỏ
Đau mắt đỏ do virus
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh, do virus Adeno, Entero, trong khi virus Herpes simplex và virus Zoster ít phổ biến hơn. Mắt bị đỏ chảy ra dịch nước, không đặc có thể làm mí mắt dính vào nhau và bệnh đau mắt đỏ rất dễ lây thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với dịch chảy ra từ mắt của người bệnh.
Đau mắt đỏ do dị ứng
Phấn hoa, bụi, xà phòng hay lông động vật có thể là nguyên nhân gây đau mắt đỏ. Đỏ mắt do dị ứng không lây nhiễm, thường cả hai mắt đều đỏ, ngứa dữ dội, chảy nước mắt, viêm mắt và kèm theo các triệu chứng dị ứng khác như ngứa mũi, hắt hơi, ngứa họng hoặc hen suyễn. Ở nhóm này, người bệnh tránh xa các tác nhân gây bệnh hoặc loại bỏ chúng nếu tiếp xúc thường xuyên.
Đau mắt đỏ do dùng kính áp tròng
Kính áp tròng đeo quá lâu, không được vệ sinh sạch sẽ có thể là nguyên nhân gây đau mắt đỏ. Với người bệnh, đeo kính áp tròng thường xuyên sẽ khiến tình trạng nhiễm trùng ở mắt trở nên trầm trọng hơn, thậm chí có thể gây hỏng mắt.
Đau mắt đỏ do dị vật, hóa chất bắn vào mắt
Đau mắt đỏ có thể do dầu gội, mỹ phẩm, khói hoặc chất clo trong hồ bơi tác động hoặc bắn vào mắt và gây đỏ. Hơn nữa, việc vệ sinh mắt để rửa sạch hoạt chất có thể khiến mắt đỏ và kích ứng. Đôi khi người bệnh viêm kết mạc do bụi bẩn vướng trong mắt gây ra.
Đau mắt đỏ do lây từ người bệnh khác
3. Đau mắt đỏ điều trị bao lâu thì khỏi?
Tùy thuộc vào nguyên nhân mà thời gian điều trị bệnh đau mắt đỏ sẽ khác nhau. Nếu đau mắt đỏ do dị ứng với mức độ nhẹ, khi người bệnh đã tránh tiếp xúc với nguồn bệnh hoàn toàn, bệnh có thể tự khỏi sau 1- 2 ngày. Thông thường, đau mắt đỏ do vi khuẩn, vi rút gây ra cần 7 - 10 ngày điều trị khỏi hoàn toàn.
4. Điều trị đau mắt đỏ
Việc điều trị bệnh đau mắt đỏ cần kết hợp giữa điều trị toàn diện và điều trị tại vị trí đau mắt đỏ:
Điều trị tại vị trí đau mắt đỏ
Ngay khi phát hiện đau mắt đỏ, bạn cần đến khám ngay với bác sĩ chuyên khoa mắt để được khám và chẩn đoán, điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà, nhỏ thuốc, boi thuốc hoặc dùng các mẹo dân gian, có thể làm cho bệnh tiến triển nặng hợn gây viêm loét giác mạc, viêm màng bồ đào, viêm nội nhãn ...
Điều trị đau mắt đỏ bằng cách sử dụng thuốc như kháng viêm, kháng sinh, nước mắt nhân tạo, thuốc tra mắt,.... Lưu ý, không tự ý mua thuốc, bôi thuốc nếu chưa có ý kiến của bác sĩ.
Tái khám thường xuyên 1, 2 lần trong thời gian điều trị để theo dõi tiến triển của bệnh. Trong trường hợp thấy có xuất hiện các triệu chứng bất thường thì người bệnh nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa mắt để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng.
Điều trị toàn diện
- Bảo vệ mắt khỏi các tác nhân gây dị ứng, khói, bụi… bằng cách đeo kính…
- Bổ sung các thực phẩm tốt cho cho mắt thông qua khẩu phần ăn hàng ngày: chất đạm, chất xơ, chất béo, tinh bột để tăng cường hệ miễn dịch. Kiêng các chất cay, nóng, đồ tanh hoặc chất kích thích trong quá trình điều trị đau mắt đỏ.
- Không nên đeo kính áp tròng
- Nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc.
- Trong thời gian bị bệnh tốt nhất nên tránh tối đa việc sử dụng các thiết bị điện tử.
- Người bệnh phải đeo khẩu trang, tránh dụi mắt, không dùng chung đồ đạc với người khác, tránh sinh hoạt chung trong phòng máy lạnh hay phòng kín gió để ngăn ngừa bệnh lây lan cho người khác.
5. Biến chứng khi bị đau mắt đỏ
Đau mắt đỏ thường lành tính, ít gây biến chứng. Tuy nhiên, nếu người bệnh chủ quan không điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ảnh hưởng đến giác mạc làm giảm thị lực. Sự lây lan của đau mắt đỏ có thể bùng phát thành dịch. Ở trẻ em và người già, hệ miễn dịch kém, đau mắt đỏ kéo dài có thể gây viêm, loét giác mạc và thậm chí dẫn đến mù lòa.
6. Đau mắt đỏ khi nào cần đi khám?
Với những trường hợp đau mắt đỏ kéo dài kèm theo các triệu chứng dưới đây thì bạn nên chủ động đi khám:
- Không khỏi sau nhiều ngày, đặc biệt nếu có quá nhiều ghèn hoặc chất nhầy.
- Mắt đỏ, tiết dịch càng nhiều.
- Sốt, ớn lạnh, người mệt mỏi.
- Thị lực kém: nhìn mờ, nhòe, sợ ánh sáng mạnh…
- Đau mắt đỏ do có dị vật mắc kẹt trong mắt không thể tự lấy ra được.
Nếu bạn cần tư vấn thêm về các sản phẩm kính mắt bảo vệ mắt, hãy liên hệ Kính mắt QT Việt Nhật để được hỗ trợ tư vấn, cải thiện sức khỏe mắt tốt nhất cho bạn.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
CS1: Số 225 Hà Kế Tấn, Hoàng Mai, Hà Nội (Chân cầu Lê Trọng Tấn)
CS2: Số 69 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội
Holine: 0965 404 822
Wedsite: https://kinhmatqtvietnhat.vn/
Fanpage: Kính mắt QT Việt Nhật