1. Sụp mí mắt là gì?
Sụp mí mắt có tên khoa học là Ptosis, là tình trạng mí mắt trên sa xuống thấp hơn vị trí bình thường. Tình trạng này không gây đau nhưng cản trở tầm nhìn, khiến người bệnh phải ngửa đầu ra sau và nâng cằm lên, nhướng mày để nâng mí mắt lên. Sụp mí mắt có thể xảy ra ở một hoặc cả 2 mắt.
2. Nguyên nhân gây sụp mí mắt
- Bẩm sinh: tỉ lệ trẻ bẩm sinh bị sụp mí mắt chiếm 55 -70% trong số ca bệnh. Những người bị sụp mí bẩm sinh thường là vì bị rối loạn và thay đổi kết cấu một cách khác thường của những sợi cơ có tác dụng nâng mí
- Phẫu thuật, tổn thương: một số trường hợp phẫu thuật cắt mí và chấn thương do tai nạn gây nên sụp mí mắt.
- Bệnh lý: nguyên nhân của sụp mí mắt có thể đến từ các bệnh lí như đái tháo đường, bệnh nhược cơ, loạn dưỡng cơ, đột quỵ, lẹo mắt…
- Lão hóa: khi càng lớn tuổi, da và cơ nâng mí mắt có thể trở nên suy yếu, dẫn đến tình trạng da của mí mắt trên bị chùng nhão, chảy xệ, khiến cho mí mắt bị sụp xuống.
3. Biến chứng có thể gặp khi sụp mí mắt
Tật khúc xạ
Sụp mí mắt bẩm sinh thường gây tật khúc xạ cao ngay từ những năm tháng đầu đời ở trẻ (hay gặp nhất là loạn thị) dẫn đến nhược thị. Đây là nguyên nhân hay gặp nhất gây suy giảm thị lực ở trẻ.
Nhược thị
Nhược thị (còn gọi là bệnh mắt lười) là tình trạng thị lực kém do sự phát triển thị giác không hoàn thiện, khiến các chức năng của mắt bị suy giảm. Khi mi bị sụp, mí mắt che phủ một phần hoặc hoàn toàn con ngươi, hạn chế vùng nhìn thấy, lâu dài gây giảm sức nhìn do nhược thị.
Viêm kết giác mạc
Vẹo cột sống, xơ những cơ quanh cổ
Hầu hết những người bị sụp mí mắt đều ngước lên trên để nhìn, việc này diễn ra thường xuyên và liên tục gây ảnh hưởng tới cột sống và các cơ quanh cổ, dẫn đến cong vẹo cột sống, xơ cơ…
Ngoài ra, sụp mí mắt còn có thể là dấu hiệu của các bệnh lí như: liệt dây thần kinh sọ não số III, bệnh nhược cơ, hội chứng Horner…
4. Sụp mí mắt có chữa được không?
Sụp mí mắt không chỉ gây ảnh hưởng tới thị lực mà còn ảnh hưởng đến thẩm mĩ của người bệnh. Trẻ bị sụp mí mắt cảm thấy thiếu tự tin.
Hiện nay, để cải thiện chức năng và thẩm mỹ mắt, bác sĩ thường chỉ định phương pháp phẫu thuật nâng mí mắt. Nhưng trước đó, cần thực hiện một loạt các chẩn đoán toàn diện, đánh giá mức độ sụp mí, tìm nguyên nhân và các tổn thương kèm theo. Ngoài việc phẫu thuật để giải phóng đồng tử, giúp ánh sáng có thể đi vào trong mắt thì cần tích cực điều trị chỉnh quang, chỉnh thị để giúp phát triển thị lực của trẻ.
5. Sụp mí mắt khi nào cần gặp bác sĩ?
Bạn nên liên hệ với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn nếu như bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây:
- Một mí mắt đột nhiên sụp xuống
- Tầm nhìn bị ảnh hưởng khi bị sụp mí
- Sụp mí kèm theo những triệu chứng khác như đau hoặc nhìn đôi
- Sụp mí ở trẻ em
- Tình trạng sụp mí thay đổi nhanh chóng ở người lớn.
Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ làm giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn có thể mau chóng hồi phục sức khỏe.
6. Các phương pháp điều trị sụp mí mắt tại nhà
Chế độ nghỉ ngơi cho mắt hợp lý
để mắt được thư giãn để hạn chế mỏi mắt gây sụp mí. Phương pháp này khá đơn giản, bạn có thể áp dụng nó thường xuyên để cải thiện tình trạng mắt sụp mí 1 bên. Để làm được điều này, bạn cần có thói quen ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc, tránh đọc sách, làm việc, tiếp xúc với màn hình điện tử trong thời gian dài.
Chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng
Tăng cường sức khỏe mí mắt cũng là cách để hạn chế tình trạng sụp mí. Bổ sung đầy đủ các vitamin, khoáng chất giúp hạn chế xảy ra các bệnh viêm nhiễm cơ, thần kinh gây ảnh hưởng đến mắt như vitamin A, C, E, vitamin nhóm B, magie, kẽm, canxi…
Massage mắt
Massage có tác dụng giúp mắt được thư giãn và giảm bớt áp lực. Đồng thời, biện pháp này cũng giúp hạn chế tình trạng xệ mí một cách hiệu quả.
Dưỡng ẩm mắt
Dưỡng ẩm mắt giúp ngăn ngừa nếp nhăn, quầng thâm, cũng như sự chảy xệ của vùng da quanh mắt.
Bạn có thể sử dụng các sản phẩm từ thiên nhiên đắp trực tiếp vào vùng mắt như: dưa chuột, túi trà hoa cúc, nha đam,... Mỗi ngày bạn chỉ cần bỏ ra 10 - 15 phút là đã đã hữu một đôi mắt đẹp, không sụp mí rồi.
Những phương pháp này có thể giúp bạn cải thiện tình trạng sụp mí 1 bên hoặc cả 2 bên nếu như bạn kiên trì và có kế hoạch luyện tập rõ ràng. Tuy nhiên, mặc dù đã kiên trì và thử qua nhiều phương pháp khác nhau nhưng tình trạng sụp mí mắt chưa có dấu hiệu cải thiện thì bạn cần đến cơ sở y tế để thăm khám, tìm hiểu nguyên nhân và có giải pháp khắc phục hợp lý.