Bạn đi khám thị lực và nhận được kết quả là cận 1 độ. Bạn lo lắng cận 1 độ là nặng hay nhẹ? Cận 1 độ có cần đeo kính thường xuyên không? Bài viết sẽ giải đáp cho bạn tất tần tật những câu hỏi liên quan đến cận 1 độ
I. Cận thị là gì? Phân loại mức độ cận thị
1. Cận thị là gì?
Cận thị là tật khúc xạ ở mắt, ngày càng có chiều hướng gia tăng, đặc biệt ở học sinh và các lao động trẻ.
Cận thị (hay còn gọi là Myopia) là một tật khúc xạ của mắt. Người bị cận thị chỉ có thể nhìn thấy rõ các vật ở gần mà không thể nhìn rõ được các vật ở xa, gây nhiều cản trở tới sinh hoạt và công việc của người bệnh, đồng thời tiềm ẩn nguy cơ gia tăng các bệnh lý nghiêm trọng khác ở mắt trong tương lai. Độ cận càng cao thì khả năng nhìn xa càng giảm.
2. Phân loại cận thị
Độ cận thị (hay Diop) là một thông số để xác định mức độ cận thị của mắt. Cận thị được phân thành 3 mức độ, cụ thể:
· Cận thị nhẹ: Dưới -3.00 Diop
· Cận thị trung bình: Từ -3.25 đến -6.00 Diop
· Cận thị nặng: Trên -6.00 Diop
Theo thang phân loại trên, có thể thấy cận 1 độ là mức cận thị nhẹ.
II. Độ cận là bao nhiêu thì bắt đầu đeo kính?
- Độ cận 0.25 điop: đây là mức độ cận thị nhẹ nhất, thường không ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh. Với độ cận này chưa cần thiết phải đeo kính.
- Độ cận 0.50 -0.75 điop: nhiều người vẫn nhìn tốt mà chưa cần thiết đeo kính. Người có cơ địa mắt kém sẽ nhìn hơi mờ, người thường xuyên tiếp xúc với thiết bị điện tử nên đeo kính chống ánh sáng xanh để bảo vệ mắt, hạn chế tăng độ.
- Độ cận 1 điop : người bệnh gặp khó khăn khi nhìn xa, không rõ, mờ. Người cận 1 độ bắt buộc đeo kính, đặc biệt trong các hoạt động như lái xe, đi đường buổi chiều tối, tối…
- Độ cận từ 1.50 điop trở lên: bắt buộc đeo kính trong trường hợp nhìn xa và nhìn gần.
III. Các câu hỏi liên quan đến cận 1 độ
1. Mắt cận 1 độ có thị lực bao nhiêu?
Thị lực là thước đo để kiểm tra tổng quan khi khám mắt, giúp đánh giá khả năng nhìn của mắt, bước đầu phán đoán xem mắt có mắt tật khúc xạ hay không?
Thị lực có mối liên quan mật thiết với độ cận. Thị lực được biểu diễn dưới dạng phân số như 4/10, 5/10, 8/10… Thị lực càng cao thì độ cận càng nhỏ.
- Thị lực 8/10; 9/10: tương ứng với cận 0.25 – 0.50 độ
- Thị lực 6/10; 7/10: tương ứng với cận 0.75 – 1.00 độ
- Thị lực 4/10; 5/10: tương ứng với cận 1.25 – 1.75 độ
- Thị lực 2/10 ; 3/10: tương ứng với cận 2.00 – 2.50 độ
- Thị lực 1/10: tương ứng với cận trên 2.50 độ
Như vậy, cận 1 độ tương ứng với thị lực 6/10
2. Cận 1 độ nhìn được bao xa?
Khi bị cận 1 độ, khả năng nhìn rõ bị giới hạn trong khoảng 1 mét. Vượt quá khoảng cách này, các vật thể bắt đầu trở nên mờ nhoè.
3. Cận 1 độ có nên đeo kính thường xuyên không?
Cận 1 độ thuộc nhóm cận nhẹ, mắt gặp khó khăn khi điều tiết để nhìn rõ các vật ở xa. Điều này có thể dẫn đến cảm giác mỏi mắt, khó chịu và làm tăng nguy cơ phát triển độ cận cao hơn. Vì vậy, các bác sĩ Nhãn khoa khuyến cáo cận 1 độ nên đeo kính.
Tuy nhiên, người cận 1 độ không cần đeo kính thường xuyên. Ngoài các hoạt động như lái xe, tập trung học tập, làm việc, người cận 1 độ nên tháo kính cho mắt nghỉ ngơi, tránh phụ thuộc vào kính. Các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như vui chơi, nấu ăn, vệ sinh cá nhân… không cần thiết phải đeo kính.
4. Cận 1 độ đeo kính có bị tăng độ không?
Vấn đề tăng độ phụ thuộc vào nhiều yếu tố (cơ địa mắt, dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt, làm việc của mắt, tuổi tác…). Nhiều người lo lắng khi bị cận, đeo kính bị tăng độ. Đây là quan niệm chưa chính xác. Đeo kính đúng độ, đúng tần suất không chỉ giúp cải thiện thị lực mà còn ngăn ngừa việc tăng độ cận do mắt không cần điều tiết quá nhiều.
Vậy bạn hoàn toàn yên tâm khi cận 1 độ đeo kính đúng cách không gây tăng
độ.
5. Cận 1 độ có tự khỏi không?
Đeo kính cận chỉ là biện pháp tạm thời giúp hỗ trợ điều trị cận thị. Khi tháo kính ra, người bệnh vẫn bị cận, về bản chất cận 1 độ không thể tự khỏi.
6. Cận 1 độ đeo kính bị lồi mắt không?
Một trong những nguyên nhân dẫn đến cận thị là do trục nhãn cầu quá dài hoặc thể thủy tinh quá phồng, điều này dẫn đến việc làm cho người cận thị nặng ( trên 6 độ) mắt lồi ra.
Đối với người cận 1 độ, mức độ chênh lệch về kích thước của trục nhãn cầu giữa người cận thị và người bình thường không nhiều, nên về cơ bản, mắt không lồi. Đeo kính lại càng không ảnh hưởng đến vấn đề mắt bị lồi hay không. Cảm giác mắt to ra, nhỏ đi hay bị lờ đờ chỉ là cảm nhận chủ quan khi nhìn mắt bạn qua kính của bạn đeo trong một thời gian dài nên khi bạn bỏ kính ra thì thấy hơi lạ.
7. Kính 1 độ giá bao nhiêu?
Kính cận là phương pháp cải thiện thị lực cho những người cận thị. Giá kính 1 độ bao nhiêu, có đắt không?
Giá một chiếc kính cận gồm: giá gọng kính + giá mắt kính (tròng kính)
Gọng kính trên thị trường có giá từ vài trăm trở lên. Bạn có thể tìm mua gọng kính chất liệu kim loại, titan, nhựa dẻo… tùy theo chất liệu mà giá thành sẽ khác nhau
Giá mắt kính: đối với người cận 1 độ nên tìm mua mắt kính chống tia UV, lọc ánh sáng xanh sẽ bảo vệ mắt tốt hơn khi đi đường, làm việc với thiết bị điện tử. Giá tròng kính chống ánh sáng xanh tại Kính mắt QT Việt Nhật từ 500.000/ cặp trở lên.
Bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc: “cận 1 độ có nên đeo kính thường xuyên không?” cũng như cũng cấp một số thông tin liên quan đến cận 1 độ. Hi vọng những thông tin trên bổ ích cho bạn. Nếu đang gặp các vấn đề về cận 1 độ hoặc các tật khúc xạ, bạn có thể đặt lịch kiểm tra thị lực và tư vấn miễn phí với đội ngũ Bác sĩ Nhãn khoa của Kính mắt QT Việt Nhật.