Mắt lác là một trong những bệnh về mắt không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến thị lực suy giảm. Mắt lác là tình trạng hai mắt không nhìn thẳng vào cùng một điểm. Đây là vấn đề khá phổ biến, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến nhược thị hay mù lòa. Vậy nguyên nhân gây mắt lác là gì và làm thế nào để điều trị hiệu quả? Bài viết này, Việt Nhật Optic sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.
1. Lác mắt là gì?
Mắt lác (hay còn gọi là mắt lé) là bệnh lý của mắt mà hai mắt không nhìn được cùng một hướng do lệch trục nhãn cầu. Một hoặc cả hai mắt có thể bị lệch vào trong, ra ngoài, lên trên hoặc xuống dưới. Điều này khiến người bệnh có hiện tượng nhìn hình ảnh từ 1 thành 2 và dần mờ nhòe, ảnh hưởng đến khả năng nhìn và sự phát triển của thị giác.
2. Nguyên nhân gây ra bệnh lác mắt
Nguyên nhân gây lác mắt là do sự mất cân bằng phần cơ xung quanh mỗi mắt. Mỗi mắt có 6 nhóm cơ vận nhãn xung quanh giúp mắt thực hiện chức năng nhìn của nó. Nếu một hoặc nhiều cơ này không hoạt động hay gặp vấn đề sẽ dẫn đến tình trạng mắt không thể di chuyển chính xác, dẫn đến hiện tượng bị lác (mắt lác)
Sự bất thường đó đến từ các nguyên nhân phổ biến như:
- Bẩm sinh: Một số trẻ sinh ra với cơ mắt yếu hoặc các vấn đề liên quan đến não bộ có thể dẫn đến mắt lác.
- Di truyền: Gia đình có người từng bị lác mắt, khả năng con cái cũng có nguy cơ bị lác.
- Tật khúc xạ: Những người bị tật khúc xạ (Cận thị, viễn thị, loạn thị) thường có nguy cơ cao bị lác mắt do sự mất cân bằng trong điều tiết khi nhìn.
- Tổn thương mắt: Viêm nhiễm ở mắt có thể dẫn đến mất cân đối trong hoạt động của các cơ điều khiển mắt.
3. Lác mắt nhìn như thế nào?
Người lác mắt sẽ gặp khó khăn khi nhìn mọi vật xung quanh
- Hai mắt không đồng nhất nhìn một hướng: Khi người bệnh nhìn thẳng, một mắt nhìn đúng hướng mắt còn lại bị lệch sang trái, phải, lên trên hoặc xuống dưới so với mắt còn lại.
- Tầm nhìn đôi, hình ảnh bị mờ nhòe: Do 2 mắt không nhìn chung được một điểm nên hình ảnh truyền vào não bộ không trùng khớp nhau dẫn đến hiện tượng nhìn 1 vật thường xuất hiện 2 hay nhiều hình ảnh.
- Chớp, nheo mắt, nghiêng đầu khi nhìn: 2 mắt không di chuyển cùng nhau gây khó chịu, người bệnh thường nheo mắt để giảm sự mất cân bằng của mắt.
- Hay mỏi nhức mắt, khó tập trung: Người bệnh thường gặp khó khăn trong việc nhìn, ảnh hưởng đến học tập và sinh hoạt hằng ngày.
4. Cách chữa trị mắt lác hiệu quả
Lác mắt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thị lực nhìn và sự phát triển toàn diện của cơ mắt. Vì vậy, cách chữa trị, phòng ngừa và đúng cách là vô cùng quan trọng.
a/ Đeo kính
Đeo kính và đo mắt định kỳ là một trong những cách chữa mắt lác ở tình trạng cập độ lác nhẹ nếu được phát hiện sớm. Kính sẽ giúp cải thiện thị lực hơn, bảo vệ chức năng nhìn của cả 2 mắt được đồng đều, điều chỉnh độ khúc xạ cân bằng cho mắt.
Việc đeo kính cần được thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Không nên tự ý đeo kính để tránh những rủi ro có thể xảy ra.
Tìm hiểu thêm: Quy trình đo mắt chuẩn 12 bước
b/ Tập luyện thị lực
Các bài tập luyện mắt đơn giản cũng là một cách chữa mắt lác hiệu quả giúp cải thiện khả năng phối hợp đồng đều giữa hai mắt. Một số bài tập như:
- Nhìn theo vật thể di chuyển: Để một đồ vật nhỏ trước mặt và di chuyển chậm dần từ trái sang phải, yêu cầu người bệnh tập trung nhìn theo dõi vật thể đó bằng mắt.
- Che một mắt và nhìn vào một điểm: Chọn một điểm cố định, bịt kín 1 mắt, mắt còn lại tập trung nhìn vào điểm cố định đó trong một khoảng thời gian nhất định.
- Giơ bàn tay song song với mắt: mắt trái nhìn tay trái, mắt phải nhìn tay phải. Di chuyển chéo hai tay, đảm bảo mắt nào vẫn theo dõi tay đó. Đưa hai tay xa mắt khoảng 20 – 50cm sau đó đưa hai tay trở về vị trí ban đầu.
Lưu ý: Các bài tập thị lực cần được thực hiện đều đặn và dưới sự hướng dẫn của chuyên gia.
c/ Phẫu thuật
Đối với những trường hợp lác nặng, lác 2 bên hoặc liên quan đến các vấn đề về mắt và não bộ thì phẫu thuật là phương pháp hiệu quả. Phẫu thuật mắt lác thường nhằm mục đích cân chỉnh lại các cơ điều khiển mắt, giúp hai mắt trở lại vị trí đúng.
Lưu ý: Phẫu thuật mắt lác được coi là một trong những phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả, nhưng cần được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa mắt có kinh nghiệm.
5. Lời khuyên dành cho người bị bệnh mắt lác
Điều trị mắt lác càng sớm thì khả năng phục hồi thị lực của mắt càng tốt. Theo chuyên gia bác sĩ, lác mắt có thể hồi phục được nếu được điều trị trước 6 tuổi và phải nghiêm túc thực hiện theo sự hướng dẫn.
Bạn nên tái khám định kỳ trong quá trình điều trị lác thị. Ở mỗi giai đoạn, lác mắt sẽ được điều trị bằng một phương pháp khác nhau, mỗi độ tuổi sẽ được tái khám theo các chu kỳ khác nhau. Vì vậy, người bệnh cần chú ý tái khám đúng lịch để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.