TÌM HIỂU VỀ BỆNH LÁC MẮT NGOÀI

Kính Mắt Quốc Tế Việt Nhật- Sáng cùng thị lực Việt!

8:00 AM - 22:00 PM

TÌM HIỂU VỀ BỆNH LÁC MẮT NGOÀI

Mắt lác ngoài là tình trạng lòng đen của mắt bị lệch ra phía ngoài, hai mắt không nhìn thẳng được mà nhìn theo các hướng khác nhau. Lác mắt ngoài gây suy giảm thị lực và thiếu tự tin trong giao tiếp. Vậy nguyên nhân gây bệnh mắt lác ngoài là gì? Nhận biết và điều trị đúng cách là rất quan trọng. Cùng Việt Nhật Optic tìm hiểu qua bài viết này nhé!

1. Bệnh lác mắt ngoài là gì?

Mắt lác ngoài là hiện tượng lòng đen của mắt bị lệch ra phía bên ngoài, dẫn đến hai mắt không nhìn thẳng cùng một hướng. Một mắt nhìn thẳng, mắt còn lại nhìn lệch theo hướng khác (nhìn ra ngoài/ vào trong hoặc nhìn lên trên/xuống dưới).

Tình trạng này có thể xảy ra ở một bên mắt hoặc cả hai mắt. Lác ngoài xuất hiện rõ khi người bệnh tập trung nhìn các vật ở xa.

Mắt lác ngoài xuất hiện ở mọi lứa tuổi: trẻ nhỏ hay người lớn đều có thể bị mắc bệnh lác ngoài. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tình trạng này có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như:

  • Nhược thị: Mắt bị lác sẽ dần mất đi khả năng nhìn rõ, khiến việc điều trị trở lên càng phức tạp và khó khăn hơn
  • Cận thị, viễn thị, loạn thị: Các tật khúc xạ này thường đi kèm với mắt lác ngoài và làm giảm suy giảm thị lực theo thời gian.
  • Ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện: Người bệnh sẽ gặp khó khăn trong học tập, sinh hoạt hằng ngày, làm việc kém tập trung và thiếu tự tin khi giao tiếp
  • Ảnh hưởng đến cơ nâng mi: Mắt lác ngoài thường đi kèm với sụp mí mắt cùng nhiều triệu chúng khác liên quan đến cơ nâng mí

Tham khảo: Sụp mí mắt là gì? 

2. Nguyên nhân gây ra mắt bị lác ngoài

Nguyên nhân gây mắt lác ngoài là do ảnh hưởng từ tổn thương của dây thần kinh số 3 tác động - đây là dây thần kinh vận nhãn chung, chi phối đến vận động của nhóm cơ có liên quan đến cơ nâng mí. Hiện tượng mắt lác hình thành khi một trong các cơ vận nhãn không còn phối hợp đồng bộ với nhau. 

Một số các yếu tố cũng dẫn đến nguyên nhân gây mắt lác ngoài như:

  • Bẩm sinh: Trẻ nhỏ sinh ra với cơ mắt yếu hoặc các vấn đề liên quan đến não bộ có thể dẫn đến mắt lác ngoài.
  • Di truyền: người thân trong gia đình từng mắc bệnh lác mắt ngoài
  • Tật khúc xạ: Người bệnh bị tật khúc xạ (Cận thị, viễn thị, loạn thị) thường có nguy cơ cao bị lác mắt ngoài do sự mất cân bằng trong điều tiết khi nhìn.
  • Mắc các bệnh về mắt: Biến chứng sau phẫu thuật mắt, đục thủy tinh thể, bất đồng khúc xạ, ... chấn thương cũng dẫn đến bị lác mắt ngoài.

3. Triệu chứng, dấu hiệu của bệnh lác mắt ngoài

Dấu hiệu dễ nhận biết của lác ngoài là lòng đen của một hoặc cả hai mắt bị lệch ra phía ngoài khi người bệnh nhìn với tư thế nhìn thẳng: 

  • Hai mắt không nhìn thẳng theo một hướng
  • Thường xuyên mỏi nhức mắt, nhức đầu, khó tập trung nhìn vào vật thể trong thời gian dài.
  • Người bệnh có biểu hiện nheo mắt, hay nghiêng đầu khi nhìn vật thể.
  • Nhìn một hình ảnh thành đôi, hiện tượng song thị

Tuy nhiên, với các trường hợp lác ẩn, người bệnh sẽ khó phát hiện ra các dấu hiệu bệnh. Vì thế, nếu có bất kỳ dấu hiệu nào của lác ngoài người bệnh hãy đến cơ sở y tế, bác sĩ chuyên khoa để được khám và tư vấn điều trị đúng cách.

4. Điều trị lác ngoài bằng cách nào? 

Điều trị lác ngoài nhằm mục đích giúp cải thiện, bảo vệ thị lực cho đôi mắt, điều chỉnh mắt bị lác về lại vị trí cân bằng, cải thiện thẩm mỹ cho người bệnh. Một số cách điều trị lác mắt ngoài: 

  • Đeo kính: kính giúp chỉnh độ ở mắt, hỗ trợ thị lực sáng rõ cũng như hồi phục lại điều tiết ở thị giác, giúp kiểm soát độ lác.
  • Luyện tập các bài tập cơ mắt: che mắt và tập trung nhìn vào một điểm, bài tập với gương xoay hay bằng tay…  giúp mắt khỏe mạnh và hình thành khả năng nhìn tập trung vào một hướng, cải thiện lác mắt ngoài hiệu quả.

  • Phẫu thuật: Đây là phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả làm cân chỉnh lại các cơ điều khiển mắt giúp hai mắt trở lại vị trí đúng. Phẫu thuật cần được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa mắt, cơ sở uy tín.

Trong một vài trường hợp, điều trị không can thiệp y khoa (như: đeo kính và tập luyện cho mắt) là thích hợp hơn, trong khi đối với những trường hợp khác, phẫu thuật sớm là cần thiết. Đôi khi, khi lác mắt có liên quan đến các vấn đề ở mắt hay ở não, điều đầu tiên cần gặp bác sĩ để kiểm tra kỹ, khám lâm sàng và các xét nghiệm để đảm bảo rằng các vấn đề ở trên không tồn tại.

Xem thêm: Bài tập luyện mắt lác tại nhà

Bài viết trên đây đã tổng hợp cho bạn đọc các thông tin chi tiết về bệnh mắt lác ngoài.. Hy vọng những kiến thức này sẽ hữu ích với bạn. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào liên quan đến lác mắt ngoài, bạn hãy liên hệ với Kính mắt QT Việt Nhật để được tư vấn

 

2019 @ KÍNH MẮT QUỐC TẾ VIỆT NHẬT

0965404822

Zalo
Hotline